Quá trình vẽ tranh sẽ kích thích não bộ của trẻ phải hoạt động tích cực để có thể nhận diện những màu sắc, hình dáng, kích thước của sự vật. Trẻ sẽ phát huy trí tưởng tượng của mình, phá vỡ những khuôn mẫu có sẵn và sáng tạo ra những cái mới.
Những hình ảnh trong trí tưởng tượng của trẻ nhiều lúc gần giống với thực tế, nhiều lúc lại khác hoàn toàn, đây chính là điều quan trọng giúp phát triển sự sáng tạo của con bạn. Những nét tưởng chừng không có một quy tắc nào nhưng nó lại mở ra những điều mới mẻ từ góc nhìn của trẻ về thế giới xung quanh. Những nét vẽ nguệch ngoạc của trẻ lại chính là những bức tranh chứa đựng những điều lý thú mà không phải ai cũng có thể nhìn ra được.
Aelita Andre sinh ra ở Melbourne, Úc, cô bé có khuynh hướng sáng tác gần với đại danh họa Jackson Pollock, tài năng của Aelita đã được phát hiện rất tình cờ. Ngay từ 9 tháng tuổi, khi còn đang mặc bỉm, bé Aelita bò đến góc vẽ của bố và bắt đầu trộn các tuýp màu vẽ và bôi lên vải canvas. Chứng kiến tận mắt cảnh cô bé sáng tạo nên các tác phẩm của mình cũng giống như khi bạn được xem một buổi biểu diễn đầy kinh ngạc.
Aelita nói: “Cháu rất thích vẽ. Cháu thích vì có thể thể hiện sự tự do của mình”. Đúng như vậy, vẽ có thể giúp chúng ta thể hiện mọi thứ chúng ta suy nghĩ, tưởng tượng ra, điều này giúp kích thích sự sáng tạo lên cao độ. Thật là một sự tai hại khi chúng ta bắt ép, gò bó trí tưởng tượng của trẻ vào một thứ gì đó có từ trước. Chẳng hạn bạn cho chúng vẽ theo một bức tranh do một người khác vẽ, chép lại tranh ảnh của ai đó làm triệt tiêu hoàn toàn trí tưởng tượng của trẻ, lâu dần thành thói quen và bé của bạn sẽ lười biếng sáng tạo, việc gì cũng dựa vào những thứ có trước. Trẻ em Việt Nam chúng ta hầu hết là thông minh, khéo tay và thích vẽ nhưng thật đáng tiếc là hiện đang có nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến các em, ví dụ như những ấn phẩm, tranh truyện nước ngoài có chất lượng mỹ thuật thấp, những sách dạy vẽ có nội dung sai lệch, hay đặc biệt là các em thường phải tiếp cận với những chương trình và phương pháp dạy vẽ có nội dung không khoa học nên dẫn đến thực trạng là thị hiếu thẩm mỹ thấp, làm cho các em ham chi tiết, tủn mủn, nghèo trí tưởng tượng, kém sáng tạo và ít cảm xúc. Hiện nay có rất nhiều lớp vẽ dành cho thiếu nhi vì quá nôn nóng đã cho bé học đồ hoặc chép lại những hình ảnh có sẵn từ trước, màu thì chỉ tô làm sao cho giống mà lại không có một chút quan tâm nào đến sự sáng tạo của trẻ. Những mô trường giảng dạy đó – họ không biết rằng một bông hoa méo mó mà trẻ vẽ ra từ sự tưởng tượng của trẻ đáng giá gấp ngàn lần một bông hoa được chép lại một cách thật đẹp, thật giống.
Quý phụ huynh khi cho con trẻ đi học vẽ phải tìm hiểu kỹ chương trình dạy vẽ của trung tâm hoặc giáo viên đó, cần xem xét phương pháp dạy có khoa học và phù hợp với trẻ hay chưa. Dạy vẽ cho các bé là nuôi dưỡng năng lực thẩm mỹ và giúp cho các bé có được những hứng thú sáng tạo theo cách nhìn của chúng chứ không phải chỉ dạy kỹ thuật vẽ, dạy khéo tay, chỉ biết vẽ đúng hình, tô giống màu, điều này cũng như việc học nhạc, đối với âm nhạc thì sự cảm nhận của các em đối với âm thanh, giai điệu quan trọng hơn là cách phát âm hoặc chơi đàn đúng nốt. Dù học vẽ hay học nhạc, cảm nhận và sáng tạo là hai yếu tố quan trọng nhất. Tất nhiên, bên cạnh đấy cần có sự rèn luyện về kỹ năng thể hiện cũng như sự bồi dưỡng kiến thức nghệ thuật. Những yếu tố này sẽ tương tác lẫn nhau giúp các em tiến bộ trong quá trình học tập và hình thành tài năng nghệ thuật của mình. Riêng về việc học vẽ, nếu nội dung và phương pháp giảng dạy mỹ thuật không đúng hoặc sai lệch sẽ dễ dẫn đến tình trạng càng học vẽ nhiều các em lại càng vẽ xấu đi. Vì vậy thầy cô giáo không phải chỉ tận tâm, kiên trì, yêu trẻ, tâm lý và sáng tạo, mà còn phải thành thạo trong nghiệp vụ sư phạm và phải có năng lực nghề nghiệp tốt. Đánh giá được đúng mức xấu, đẹp, hay dở của mỗi bức tranh của các em đã là một vấn đề không đơn giản, nhưng còn phải chỉ cho các em nguyên nhân của nó lại còn khó hơn. Nếu một người thầy không luôn sáng tác, năng lực nghề yếu, thiếu nhạy cảm, nghèo nàn về thẩm mỹ sẽ không thể giúp các em “đi xa” trên con đường nghệ thuật cà cũng không thể truyền thụ xúc cảm thẩm mỹ cho các em một cách sâu sắc nhất.
Trong 2 hình trên, hình A là hình bé vẽ theo hình được cho trước, và hình B là bé vẽ theo trí tưởng tượng của chính bé. Bạn dễ dàng nhận ra được, với kỹ năng của một đứa trẻ 5 tuổi, bé không nên vẽ những hình ảnh sao chép rập khuôn như thế này mà thay vào đó hãy cho bé thỏa sức sáng tạo, vẽ những gì bé thật sự thích, điều đó tốt cho việc kích thích não bộ của bé phát triển toàn diện.
Chính vì những lẽ đó, Trung tâm đào tạo mỹ thuật thiếu nhi TopArt luôn mong muốn đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho các bé, không chỉ giúp các bé vẽ, sáng tạo những bức vẽ mà còn giúp bé phát triển khiếu thẩm mỹ về thế giới xung quanh, biết cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, biết trân trọng những giá trị truyền thống.