Giúp ba mẹ thấu hiểu thời kỳ phát triển năng lực sáng tạo của bé yêu-EN

Thời kỳ phát triển của trẻ được hiểu là bắt đầu từ trong bụng mẹ, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bé có thể tiếp thu những âm thanh hay lời nói từ bên ngoài từ 3 tháng tuổi vì vậy các bậc phụ huynh muốn con mình phát triển một cách tốt nhất nên truyển tải kiến thức cho bé từ khi còn trong bụng mẹ.

Em bé không có ai dạy, thế mà khoảng 6 tháng tuổi bắt đầu bò, biết phân biệt người lạ người quen, đã biết vui mừng khi nhìn thấy bố mẹ… Đây là bắt đầu thời kỳ phát triển năng lực biểu hiện, mang tính tự phát và bản năng của trẻ_lúc này tính độc lập và sáng tạo càng phát triển mạnh.Tuy nhiên, xung quanh bé không có môi trường để học thì khả năng này nhanh chóng biến mất, mất cơ hội phát triển khả năng tìm hiểu bên ngoài, hoặc là có tính cách không thích quan tâm tới sự vật, hiện tượng gì bên ngoài. Theo Glenn Doman, điều này rất là quan trọng.
Ví dụ như khi bé bắt đầu trườn bò, vì sợ trườn bò nhiều thì sợ bé bị bẩn khi tiêp xúc với nền đất và nguy hiểm, nên bố mẹ nhốt bé vào cũi không cho bé trườn bò nữa, sẽ nảy sinh ra nhiều chuyện không tốt: trẻ mất khả năng vận động; vì không được tạo cơ hội cho tính tự phát, nên khi lớn lên trẻ nghèo nàn mong muốn.

Vào thời kỳ trẻ bắt đầu có tính tự phát, ta cho trẻ vận động thoải mái, ví dụ như xé giấy, hay là vẽ vời ngoằng nguỵt, cứ tưởng như vậy là nuôi dưỡng trẻ thành đứa ích kỷ, nhưng không phải vậy đâu, ngược lại, khi được tự ý thoải mái làm những việc đó, khả năng tự phán đoán của trẻ trở nên rất tốt đấy!
Hơn nữa, gọi là cho bé làm thoải mái (một cách tự do) mà không cung cấp dụng cụ học tập (như giấy, sáp màu, đồ chơi…) thì cũng không thể gọi là giáo dục tài năng được, nếu để như vậy bé sẽ phát triển một cách tự phát không có hệ thống logic. Mặt khác, nếu nuôi dạy trẻ chỉ có cấm đoán, trẻ trở thành đứa bé hay tự ti, hoặc là hay đánh chửi nhau với bạn. Vì vậy, khi trẻ có thể cử động được tay, hãy cho bé nhiều giấy báo, xé thoải mái. Đặt đồ chơi xúc xắc (bên trong hình rỗng có hạt nhựa, khi lắc phát ra tiếng kêu) ở trong tầm với tay của bé, cho bé với, tóm, nắm lấy chơi. Cho tay vận động là bước đầu tiên để sáng tạo. Với trẻ hơn 6 tháng tuổi, cho bé cuốn sách, để bé tự do lật trang. Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chấp nhận sách bị xé rách tan cũng được, vì bé còn vụng về với việc lật trang. Nhưng không sao,Glenn Doman khuyên các bạn hãy mua những quyển sách bìa dày, mỗi trang rất ít chữ và chữ phải to rõ ràng thì bé sẽ không xé sách được.

Tuyển tập tranh cũng nên cho bé xem nhiều. Cho bé xem cả zukan (cuốn từ điển bằng tranh theo các chủ đề nhỏ), có nội dung phù hợp với món đồ chơi sẵn có của bé thì tốt. Nếu cho bé đồ chơi hình động vật, thì cho bé xem zukan về động vật. Nếu cho bé đồ chơi ô tô, thì cho bé xem zukan về các phương tiện giao thông.

Bé nhận thấy điểm chung giữa đồ chơi cầm nắm được đó và sách, sở thích về đồ chơi và về sách đều cùng được phát triển hơn ở trẻ. Hiểu biết nhiều điểm giống nhau, đó là khả năng tiến tới sáng tạo.

Đồ chơi cho bé là những món đồ mà bé có phá hỏng cũng không sao, (tự làm lấy được, hỏng cũng được), hơn là những món đồ chơi đã hoàn chỉnh không thêm sửa gì được nữa, ví dụ như block xếp hình, đó là món đồ chơi tự do sáng tạo. Khi chọn mua đồ chơi xếp hình, nên để tâm chọn nguyên liệu tốt (sờ nhẵn tay, dễ cầm nắm), nguồn gốc xuất sứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho bé, màu sắc đẹp, hợp vệ sinh (sạch sẽ). Cho bé lấy ngón tay di vào chỗ nước/ sữa bị đổ ra bàn, vẽ thành hình, cho bé thấy hình thù thú vị đó.

Thấy bé cầm bút chì viết gì đó, thì bố mẹ nhanh chóng đưa giấy và sáp màu cho bé vẽ tự do. Không nên đưa một lúc cả hộp sáp màu cho bé, mỗi lần chỉ nên đưa 1,2 màu thôi. Từ 1 tuổi tới 1,5 tuổi, hãy cho bé viết vẽ bằng nhiều loại bút khác nhau : sáp màu, chì màu, bút dạ nét nhỏ, bút dạ nét to. Cho bé hộp bằng bìa các tông lớn, để bé chui vào chui ra cái hộp đó chơi. Có thể bé lấy hộp đó làm ô tô, hoặc tưởng tượng ra đó là ngôi nhà… Từ 1,5 tuổi tới 2 tuổi, dẫn bé tới bồn cát, chơi nghịch cát.

Chơi bằng bùn ướt, cũng là một món đồ chơi rất tốt, tốt hơn cả chơi cát khô. Nặn trứng bằng đất sét, tạo hình tự do, đó là cách học rất tự nhiên. Dắt bé đi chơi, chỉ cho bé quan sát cảnh vật xung quanh, hoa cỏ, cây cối, động vật, nhà cửa, trời mây, trăng sao, xe cộ… Dẫn bé ra công viên chơi xích đu, cầu trượt, các dụng cụ chơi ngoài sân nơi công cộng khác nữa. Cho bé chơi với các bạn.

Chơi xếp hình gỗ tsumiki (các viên gỗ hình lập phương, hình trụ, hình khối bằng gỗ) thật nhiều. Cho bé chai rỗng, lon nhôm rỗng để chơi, bỏ nắp ra, đậy nắp vào, lồng cái nhỏ vào lòng cái to, rất nhiều trò bé nghĩ ra thấy vui. Cành cây, lá rụng, hòn sỏi… đều là nguyên liệu để cho bé chơi rất tốt. Đôi khi thì cho bút lông và mực tàu, bút lông và màu nước để bé vẽ lên giấy. Vẽ gì cũng nên khen chứ không cấm, không chê. Hãy hỏi xem bé vẽ gì, và khen thật nhiều. Từ 2 tuổi tới 3 tuổi, cho bé đọc sách tranh.
Đọc 1 cuốn nhưng nhiều lần. Dẫn bé đi chơi sở thú, thủy cung, để xem những con thú, con chim, con cá lạ bình thường không thấy. Cho bé 2 hoặc 3 tuýp màu và tờ giấy khổ lớn A3 để bé vẽ tranh lên đó. Màu là bé tự ý pha trộn. Màu dây ra tay chân, áo quần cũng không sao. Mặt khác, cũng cho bé tự do viết vẽ bằng bút chì và sáp màu. Bé vẽ xong, hỏi xem bé vẽ gì, và khen thật nhiều.

Cho bé vẽ cùng 1 chủ đề, nhiều lần. Dần dần, bé sẽ vẽ quen tay hơn, ra nhà có hình nhà, người là người, xe là xe. Khi cho bé tập vẽ, tuyệt nhiên không được chỉ đạo là vẽ thế này hay vẽ thế kia. Chỉ đạo như vậy có nghĩa là ngắt bỏ cái mầm sáng tạo trong bé đi, tranh của bé không sinh động nữa.

Phạm vi vẽ lần tiếp theo nên ngày càng mở rộng ra hơn và theo các đề tài cụ thể như là đề tài về gia đình, tranh phong cảnh, hoa lá cành… Trẻ em, nên mỗi tuần lại vẽ tranh một lần. Tuyệt nhiên không chỉ đạo, chỉ vẽ theo trí tưởng tượng của trẻ. Chỉ 1 hoặc 2 tháng sẽ thấy sự tiến bộ của trẻ. Nếu huấn luyện cho trẻ vẽ tự do như vậy đến khi 3 tuổi, đến 4 tuổi là hình thành khả năng kết cấu, hơn nữa, có khi sẽ có những tác phẩm hết sức sáng tạo chỉ có ở trẻ nhỏ.
Lúc trước 3 tuổi, bé vẽ hình người có khi còn không có tóc, tay chân mọc ra từ đầu, trông không giống hình người gì cả. Nhưng cũng không vì thế mà dạy là phải vẽ thế này, phải vẽ thế kia. Trong vố số lần nhầm lẫn, thiếu thừa, lặp đi lặp lại, tự trẻ phát hiện và nhận thức ra được hình thù của đồ vật.

Sau 4 tuổi, trẻ tiến bộ rất nhanh. Lúc mới 4 tuổi chỉ vẽ được người có mỗi đầu và chân, mà 3 tháng sau, đã có thể vẽ được một người với đầy đủ ngũ thể (đầu, cổ, ngực, tay, chân). Vì vậy, có vẻ như sau 4 tuổi mới dạy trẻ vẽ thì tốt, nhưng bức tranh của trẻ vẽ lần đầu tiên lúc vừa tròn 4 tuổi thì không có cái thú vị mang tính khái niệm và mang tính loại hình. Vì nó không biểu hiện được tính độc đáo sáng tạo của trẻ dựa trên tính tự lập của trẻ.

Thời kỳ phát triển của bé được chia ra làm nhiều gia đoạn, giai đoạn phát triển từ 0 đến 3 tuổi ở trẻ song song với sự chăm sóc phát triển thể chất cho bé bạn cần chú trọng tới định hướng phát triển tư duy logic cho trẻ. Tranh của trẻ vẽ viết từ lúc nhỏ tới khi 3 tuổi, với tranh của trẻ bắt đầu vẽ khi đã hơn 4 tuổi có sự khác nhau rất lớn. Tranh của trẻ vẽ từ lúc nhỏ tới 3 tuổi thì có tính sáng tạo riêng, có sức truyền cảm vô thức rất con người.

Còn tranh của trẻ bắt đầu vẽ khi đã hơn 4 tuổi thì dù có nhanh chóng nhập tâm được kỹ thuật vẽ nhưng xem vẫn rất nhàm chán. Tranh của các họa sỹ vẽ tranh từ tấm bé như Picaso có sức truyền cảm tới người xem rất lớn. Người ta nói tranh vẽ của những họa sĩ học vẽ khi đã thành niên, trưởng thành như Machisu, Gohgan không có được sức truyền cảm lớn như vậy.

www.topartvn.com

Post by TopArt SG